Tìm hiểu về quá trình làm việc của gầu ngoạm
Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về máy xúc gầu nghịch và máy đào gầu ngoạm với việc phân loại và tìm hiểu về gầu ngoạm 2 dây. Tiếp theo trong bài này chúng ta sẽ tiếp tục với việc tìm hiểu về quá trình làm việc của thiết bị này.
+ Quá trình làm việc của máy gầu ngoạm:
– Năng suất cao, khó thay thế bộ công tác, điều khiển nhiều thao tác trong một chu kỳ
– Máy xúc gàu ngoạm điều khiển một dây: Dỡ tải phải hạ gàu chạm vào nền hoặc một vị trí trên cao.
– Điều này làm cho năng suất làm việc thấp, thường dùng tại các bến cảng, dùng móc câu của cầu trục móc vào gàu là có thể xúc được.
– Máy xúc gàu ngoạm điều khiển thủy lực: chiều sâu đào không lớn
+ Máy xúc gàu dây:
Sơ đồ cấu tạo của máy xúc gàu dây
1. Cơ cấu di chuyển
2. Cơ cấu quay
3. Bệ quay
4. Puli chuyển hướng cáp
5. Cáp kéo gàu
6. Dây cân bằng
7. Xích kéo gàu
8. Gàu
9. Xích nâng gàu
10. Cáp nâng gàu
11. Cụm puli đầu cần
12. Cáp nâng hạ cần
13. Cần
14. Tời kéo gàu
15. Tời nâng hạ gàu
16. Tời nâng hạ cần
17. Động cơ và các bộ truyền động
18. Đối tượng
Với cầu tạo và quá trình làm việc như vậy, loại máy này có tên gọi khác nhau như máy đào gàu dây còn gọi là máy xúc kéo dây, máy đào gàu quăng.
+ Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng:
– Khó hoạt động với nền đất cứng, dỡ tải khó chính xác được với vị trí cần hạ tải
– Có thể đào rất sâu và rất xa
– Nạo vét kênh mương, đào được các mái dốc, cấp liệu cho các trạm trộn bê tông xi măng, bê tông nhựa và đào các hố móng rộng.
– Máy xúc gàu dây có giai đoạn phát triển rất mạnh cùng với các công trình lớn tầm cớ thế giới như hệ thống cống rãnh ở Chicago, kênh đào Panama và kênh đào Xuyê. Nhưng với công nghệ phát triển thì này nay máy ít được sử dụng hơn.
Bài sau chúng ta sẽ tìm hiểu về phân loại và cấu tạo kèm theo việc tìm hiểu về loại máy xúc lật.